VỀ VIỆC QUAY PHIM, CHỤP ẢNH TẠI
NƠI TIẾP CÔNG DÂN
Theo quy định, người dân được
quyền giám sát cơ quan Đảng, nhà nước đến nay chưa có quy định cụ thể về việc
người dân đến nơi tiếp công dân có quyền quay phim chụp ảnh hay không, tuy
nhiên:
Theo:
1. Bộ luật Dân sự 2015 :
Điều 32 và
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 (văn bản gốc
quy định các nội dung về các quyền này);
"Điều 32.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh
của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải
trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng
ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công
cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị,
hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công
cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình
ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có
hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình
ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của
pháp luật".
-----------------------------------------------------
2. Luật bảo vệ bí mật nhà nước.
QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật số: 29/2018/QH14
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018
|
LUẬT
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí
mật nhà nước; làm
sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
2. Thu
thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài
liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
3. Mang
tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
4. Lợi
dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực
hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Soạn
thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc
thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính,
mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp
luật về cơ yếu.
6. Truyền đưa bí mật nhà
nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về
cơ yếu.
7. Chuyển
mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao
đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
8. Sử dụng
thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội
thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được
người có thẩm quyền cho phép.
9. Đăng tải,
phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet,
mạng máy tính và mạng viễn thông.
---
Điều
7. Phạm vi bí mật nhà nước
...
3. Thông
tin về tổ chức, cán bộ:
a) Chiến
lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội;
b) Quy
trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ;
c) Thông
tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
d) Đề thi,
đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức,
viên chức;
14. Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:
a) Chiến
lược, kế hoạch, đề án về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
b) Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
(* Như vậy công dân đến trụ sở tiếp công dân
quay phim, chụp ảnh mà vô tình quay, chụp tài liệu có liên quan kiểm tra, giám
sát, nhất là tài liệu giải quyết tố cáo, khiếu nại là vi phạm luật bảo vệ bí
mật nhà nước)
---------------------------------------------------------------------------------------
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Luật số: 42/2013/QH13
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013
|
LUẬT
TIẾP CÔNG DÂN
Điều 3. Nguyên tắc tiếp công dân
1. Việc
tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai,
dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách
quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
3. Tôn
trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
(* Như vậy, nếu công dân quay phim chụp ảnh
sẽ vô tình tiết lộ tung tích người tố cáo, quyền của người tố cáo không được
đảm bảo, cán bộ tiếp công dân không đề nghị công dân không nên quay phim, chụp
ảnh là vi phạm nguyên tắc tiếp công dân)
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Gây
phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh.
2. Thiếu
trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài
liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
3. Phân
biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
5. Xuyên
tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
6. Đe dọa,
xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
7. Kích
động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại
nơi tiếp công dân.
8. Vi phạm
các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
(*Như vậy, người đến khiếu nại, tố cáo quay
phim chụp ảnh với mục đích gây rối là vi phạm Luật tiếp công dân.)
Điều 7.
Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Khi đến
nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền
sau đây:
a) Trình bày
về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được
hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh của mình;
c) Khiếu
nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận
thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh;
đ) Trường
hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng
Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các
quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
(*Như vậy công dân đến nơi tiếp công dân là
để trình bày về nội dung kiếu nại, tố cáo hoặc gửi đơn khiếu nại tố cáo, việc
quay phim, chụp ảnh là không phù hợp với quyền của người đến khiếu nại, tố cáo)
2. Khi đến
nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ
sau đây:
a) Nêu rõ
họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái
độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày
trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được
người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm
chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường
hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì
phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh;
e) Chịu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
(*Như vậy, người dân đến để trình bày, cung
cấp thông tin tài liệu, có thái độ đúng mực, tôn trọng người tiếp công dân,
việc công dân đến quay phim, chụp ảnh là không phù hợp, chưa thực hiện đầy đủ
quyền và nghĩa vụ của mình; cán bộ tiếp công dân có quyền yêu cầu công dân
không quay phim chụp ảnh, trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài
liệu để cơ quan Đảng , nhà nước giải quyết đơn kiếu nại, tố cáo nhằm giải quyết
những thắc mắc, đề nghị của công dân)
Điều 8. Trách nhiệm của người tiếp công dân
1. Khi
tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ
công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ
họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có
đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái
độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải
thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành
chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết
đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải
quyết.
5. Trực
tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu
người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường
hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý
theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Những trường hợp được từ chối tiếp công
dân
Người tiếp
công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau
đây:
1. Người
trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người
có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân,
người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
(Như vậy, nếu công dân dùng quay phim, chụp
ảnh nhằm mục đích đe dọa tới người tiếp dân là vi phạm pháp luật; người tiếp công
dân thực hiện nghiêm túc theo Điều 8 của Luật này)
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính
sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông
báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu
nại, tố cáo kéo dài;
4. Những
trường hợp khác theo quy định của pháp luật.